Vai trò của hóa chất trong xử lý nước thải
Trong các hệ thống xử lý nước thải hóa lý thì hóa chất có vai trò điều chỉnh pH, tạo keo tụ, khử trùng, trợ lắng, cung cấp dinh dưỡng cho VSV. Xử lý nước thải cần được tối ưu các quy trình để đạt được mục tiêu tái sử dụng hiệu quả, giảm thiểu tác động đến môi trường. Việc XLNT sẽ khác nhau giữa các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau vì gặp phải nhiều thách thức như chất ô nhiễm, pH, màu, mùi, nhu cầu DO,…
Điều chỉnh pH
Việc cân bằng nồng độ pH thường hướng đến hiệu quả chất đông tụ, kết tủa cũng như tối đa hóa nồng độ clo trong khử trùng nước thải. Các hóa chất sử dụng phổ biến nhất để điều chỉnh pH, bao gồm:
  • Natri hydroxit (NaOH) có tính kiềm
  • Axit sunfuric có tính axit
  • Vôi cũng chất kiềm để kiểm soát pH trong nước thải, nước cấp
  • Axit photphoric có tính axit
  • Natri bicacbonat dùng để trung hòa dung dịch axit

 


Vai trò tạo keo tụ
Nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng (hạt keo) mang điện với kích thước nhỏ nên chúng tồn tại lơ lửng trong nước nhờ trọng lực. Do đó, cần dùng hóa chất để kết tủa hóa học với hiệu quả tách bỏ đến 80 – 90% chất rắn lơ lửng.
 
Chất keo tụ cho phép hạt keo liên kết với nhau thành hạt kích thước lớn nhờ quá trình trung hòa. Một số hóa chất keo tụ thường dùng như:
  • Phèn nhôm: loại bỏ BOD, COD hiệu quả vì khử chất hữu cơ, độ màu tốt, loại bỏ photpho cũng như tạo ra lượng bùn thấp hơn.
  • Phèn sắt: tăng cường giảm hàm lượng kim loại nặng, loại bỏ BOD, COD, chất hữu cơ,…
  • PAC: chất đông tụ tiết kiệm chi phí với hiệu quả loại bỏ tốt BOD, COD, độ màu.
 
Vai trò trợ lắng
Sự xuất hiện chất tạo bông giúp hạt cặn liên kết với nhau hình thành bông cặn lớn trước khi bị tách ra khỏi nước thải. Việc sử dụng yêu cầu sử dụng thiết bị khuấy trộn cơ học để tăng tính liên kết giữa các chất cặn với nhau. Một số chất tạo bông như:
  • Polyme cation: chất tạo bông loại bỏ chất lơ lửng để làm sạch nước thải sơ cấp.
  • Polyme anion: dùng keo tụ nước thải, trung hòa điện tích giữa các hạt lơ lửng.
 

Cung cấp chất dinh dưỡng cho VSV
Vi sinh vật cần nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển, vậy có những chất nào thường sử dụng trong hệ thống xử lý vi sinh:
  • Mật rỉ đường: thường sử dụng trong các quá trình xử lý hiếu khí, nguồn cacbon lý tưởng cho VSV hấp thụ.
  • Ure: cung cấp nito cho vi sinh vật trong bể xử lý sinh học.
  • H3PO4: bổ sung nito, photpho cho VSV phát triển.

Vai trò khử trùng
Nước thải hay nước sạch đều yêu cầu phải xử lý triệt để vấn đề vi sinh bằng cách sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau. Một số loại dùng để khử trùng nước gồm:
  • Clo: khử hoạt tính vi khuẩn, vi rút; oxy hóa, phân hủy chất ô nhiễm hòa tan.
  • Hydrogen peroxide: dùng để giảm BOD, COD từ nước thải công nghiệp, ức chế các chất ô nhiễm độc hại.
  • Ozone: xử lý nhiều loại vi khuẩn, oxy hóa hợp chất gây mùi, loại bỏ chất rắn lơ lửng, độ màu…trong nước thải.

Các loại nước thải cần dùng hóa chất xử lý như sinh học, công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản…để làm sạch hoàn toàn chất thải ô nhiễm. Các hệ thống XLNT cần được vận hành và hỗ trợ tối đa của nhiều loại hóa chất xử lý nước thải khác nhau. 

Tin tức liên quan

KÊNH THÔNG TIN

Mời bạn nhập email để nhận thông tin khuyến mãi từ PCCC Thắng Lợi

Đối tác khách hàng

PCCC Thắng Lợi luôn tìm kiếm sản phẩm tốt nhất để mang đến cho quý khách hàng, chúng tôi tự hào là nhà phân phối các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín hàng đầu.